Chủ Nhật

Rượu Vang và Thức Ăn

Thức ăn Việt Nam với Rượu Vang

 Kết hợp rượu vang và thức ăn là quá trình kết hợp để làm tăng việc thưởng thức bữa ăn. ở nhiều nền văn hóa, như ở Tây Ban Nha chẳng hạn, rượu vang đã có một lịch sử dài là một phần quan trọng tại bàn ăn tối, cả truyền thống sản xuất rượu nho và truyền thống nấu ăn của vùng đó đã có một thời gian dài phát triển cùng nhau.Không cần theo quy luật nào, đơn giản là thức ăn vùng nào thì đi chung với rượu vang vùng ấy. “Nghệ thuật” kết hợp thức ăn với rượu vang hiện đại là một hiện tượng tương đối mới, làm giàu cho một ngành công nghiệp sách và truyền thông để hướng dẫn việc kết hợp này.

               Các quy tắc để kết hợp rượu đã thoải mái hơn nhiều, chỉcó một điều vẫn giữ là một vài mùi vị của thức ăn và của rượu vang thì phù hợp với nhau hơn. Trong khi không phải là chưa từng ai dùng rượu vang trắng với thịt hay rượu vang đỏ với cá hay hải sản, nhưng bạn sẽ không muốn dùng một loại rượu có vị rất mạnh với một món khai vị có vị thanh, hoặc ngược lại. Ý tưởng là rượu vang và thức ăn phải bổsung cho nhau, không phải đối nghịch nhau. Có một cách đểquyết định là hãy nhớ điều mà một số chuyên gia khuyên "Rượu vang đơn giản với món ăn phức tạp...rượu vang phức tạp với món ăn đơn giản."

               Trong bối cảnh ẩm thực ở Châu Á, rượu vang không phải là một sựkết hợp tự nhiên hay theo truyền thống; nhưng cũng không phải là không thểđược. Chỉcần thêm một chút tưởng tượng. Theo như Alford và Duguid, "Vị chính (của người Đông Nam Á) là cay, chua, mặn, ngọt và thỉnh thoảng đắng. Cuối cùng, phong cách nấu ăn Châu Á là kinh điển và truyền thống, và khác với phong cách Châu Âu. Có nhiều nguyên liệu khác hơn, dĩ nhiên, và cũng có sựkhác biệt trong khái niệm cân bằng và hòa hợp trong cách nấu. Chẳng hạn, trong khi nấu ăn cổđiển kiểu Ý dựa trên sựthanh khiết của thực phẩm, nấu ăn kiểu Pháp dựa trên độsâu của vị trong các loại xốt và nước dùng tựnhiên, thì ở Châu Á, người ta chú trọng đến sựcân bằng và đối lập của các mùi vị nguyên vật liệu khác nhau (texture).


               Randal Caparoso cho rằng “thách thức của việc kết hợp rượu vang với phong cách nấu ăn của Châu Á nằm ở chỗ chúng ta cần loại rượu vang để nhấn mạnh thêm sựcân bằng, chứ không phải chỉ làm dậy lên hương vị của món ăn. Đây là lý do loại rượu vang “mạnh mẽ” cổ điển không dễ hòa hợp với thức ăn Châu Á. Mặc dù không có gì sai với độ đậm đặc, cái khó cho những loại rượu vang này là chúng có khuynh hướng có độcồn cao, độchua thấp, và (trong trường hợp của rượu Cabernet) quá chát (tannin). Loại rượu phù hợp nhất với món ăn Châu Á là những loại có độ cồn vừa phải, độchát ít, vị chua thanh, và thỉnh thoảng (không phải lúc nào cũng vậy) một dư lượng đường vừa phải. Đây là vấn đề của sự hòa hợp và cân bằng với những món ăn cay, chua, mặn và ngọt”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét